🌾 GẠO ĐỎ NGUYÊN CÁM 6 THÁNG
" Thực phẩm sống – Nguồn năng lượng dương tự nhiên cho thân – tâm – trí "
1. Giới thiệu
- Gạo đỏ nguyên cám là loại gạo thực dưỡng quý – chứa đầy đủ lớp cám, mầm, và vỏ lụa – nơi hội tụ sinh lực, khoáng chất và enzyme sống của hạt gạo.
- Khi được ủ, để tự nhiên trong 6 tháng, gạo đạt đến độ dương hóa tối ưu, giúp cơ thể quân bình âm dương, phục hồi sức khỏe và thanh lọc toàn diện. Đây là loại gạo rất phù hợp cho người theo chế độ thực dưỡng Ohsawa và người mong muốn nuôi dưỡng cơ thể bằng thực phẩm toàn phần
- Gạo lứt đỏ của Lá Tía Tô được trồng 1 năm/vụ, 6 tháng trồng lúa, 6 tháng cho đất nghỉ ngơi. Thời gian sinh trưởng lâu nên hạt gạo đã hấp thụ được dưỡng chất từ đất, nước và không khí, khi ăn sẽ cảm nhận được sự khác biệt với các loại gạo lứt đỏ khác.

2. Công dụng của gạo lứt đỏ
- Cân bằng âm dương, tạo kiềm dương, giúp khử axit cho máu, giải độc cho cơ thể, phòng chống bệnh tật.
- Chứa vitamin nhóm B, vitamin E, magie, mangan, sắt và chất xơ. Trong đó, vitamin B1 và chất xơ có hàm lượng cao hơn rất nhiều trong gạo trắng. Chất xơ trong gạo lứt có tác dụng chống táo bón, nhuận tràng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Với người bị đái tháo đường, chất xơ giống như một tấm lưới lọc lượng đường có trong thức ăn, cản trở và giúp họ kiểm soát đường huyết tốt hơn, giảm cholesterol. Nhờ vậy, gạo lứt rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, tim mạch, cải thiện tiêu hóa, chức năng gan, giảm cân, tăng cường vẻ đẹp làn da.
- Giúp giảm nhanh các hiện tượng đau đầu, phát triển và hoàn thiện trí não, tinh thần mạnh mẽ.
3. Cách nấu gạo lứt đỏ ngon
- Gạo ngâm thì nấu theo tỷ lệ 1 chén gạo 1 chén nước.
- Gạo không ngâm thì nấu theo tỷ lệ 1 chén gạo + 2 chén nước.
- Khi nấu thì cho 1 muỗng cà phê nước mơ muối để tạo thêm kiềm. Gần chín cho 1 muỗng cà phê dầu gấc hoặc dầu mè.
4. Một số món ăn với gạo lứt đỏ
Bạn muốn thêm gạo lứt đỏ vào chế độ ăn uống nhưng chưa biết chế biến như thế nào để món ăn ngon và vẫn đảm bảo dinh dưỡng? Vậy bạn hãy tham khảo một số gợi ý từ Lá Tía Tô nhé:
- Cơm gạo lứt đỏ và bí đỏ: Nấu chín cơm gạo lứt, sau đó đem xào với nấm rơm, hạt sen, cà rốt,… và thêm bí đỏ hấp chín vào là đã hoàn thành món ăn hấp dẫn, ngon miệng.
- Cháo gạo lứt: Gạo lứt đỏ đem nấu cháo, kết hợp nhiều nguyên liệu theo ý thích như nấm, hạt sen, rau củ quả,… tạo nên món cháo ngon miệng và bổ dưỡng.
- Cơm trộn gạo lứt đỏ: Đem gạo lứt đỏ nấu chung với nước cốt dừa rồi trộn đều với các loại rau củ tùy thích như hạt sen, cà rốt,…
- Trà gạo lứt: Rang gạo lứt trên lửa nhỏ, đảo đều tay để gạo chín đều đến khi dậy mùi, hạt nở. Cho gạo rang vào nồi nước, thêm muối rồi đun sôi. Khi gạo chín mềm thì tắt bếp. Lọc qua rây rồi thưởng thức.
Lưu ý:
- Ăn gạo lứt nên nhai thật kỹ từ 50 lần trở lên. Khi nào thành nước mới được nuốt 1 lần. Giúp dễ hấp thụ thức ăn và tiêu hóa.
- Khi mở bao nên dùng trong 10 ngày.
