Gạo lứt thực dưỡng từ lâu đã là lựa chọn yêu thích của những ai theo đuổi lối sống lành mạnh. Thế nhưng, không ít người ngại ăn gạo lứt vì cơm dễ bị khô, cứng, ăn “mỏi cả răng”. Nguyên nhân không nằm ở hạt gạo mà là ở cách nấu chưa đúng cách. Chỉ cần áp dụng vài mẹo nhỏ, bạn sẽ thấy cơm gạo lứt hoàn toàn có thể mềm dẻo, thơm ngon để cả nhà từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi đều ăn ngon miệng.
Cơm gạo lứt mềm dèo, thơm ngon nếu nấu đúng cách
Trong bài viết này, Lá Tía Tô sẽ chia sẻ 5 mẹo đơn giản để nấu cơm gạo lứt mềm ngon, dễ ăn giúp bạn biến mỗi bữa cơm thành một hành trình nuôi dưỡng sự sống an lành cho cả nhà.
Nguyên nhân khiến cơm gạo lứt thực dưỡng khó mềm
Không giống như gạo trắng đã qua xay xát nhiều lớp, gạo lứt vẫn giữ nguyên lớp cám và mầm gạo. Lớp cám này chứa nhiều chất xơ, vitamin B, chất chống oxy hóa nhưng cũng là lý do khiến hạt gạo lứt cứng hơn, khó thấm nước hơn khi nấu.
Nhiều người có thói quen nấu gạo lứt như gạo trắng: vo xong rồi nấu luôn, dùng lượng nước tương tự, thời gian tương đương. Kết quả là cơm bị sượng, khô, ăn vừa mất ngon lại khó tiêu hóa.
Gạo lứt cần phải ngâm trước khi nấu
Chính vì vậy, nếu muốn nấu cơm gạo lứt chuẩn ngon, giữ trọn vẹn lợi ích dinh dưỡng, bạn cần điều chỉnh một chút từ khâu ngâm gạo, chọn nồi, đến lượng nước và thời gian nấu.
5 Mẹo chuẩn để nấu cơm gạo lứt mềm ngon dễ ăn
1. Ngâm gạo lứt trước khi nấu
Ngâm gạo là bước quan trọng để hạt gạo thấm nước và nở mềm từ bên trong.
Thời gian ngâm lý tưởng: từ 6– 9 tiếng hoặc để qua đêm. Nếu thời tiết lạnh, bạn có thể ngâm bằng nước ấm (khoảng 40°C).
Bạn có thể thêm một chút muối hạt, giấm táo hoặc vài giọt nước cốt chanh giúp làm mềm lớp cám và tạo vị thơm nhẹ tự nhiên cho cơm.
2. Tỷ lệ nước nấu phù hợp
Sau khi ngâm gạo lứt xong, bạn đong nước theo tỷ lệ khoảng 1 chén gạo : 2,2 chén nước. Đây là mức nước vừa đủ để cơm chín mềm mà không bị khô hay nhão.
Gạo lứt có lớp vỏ cám nên khó thấm nước hơn gạo trắng, vì vậy cần nhiều nước hơn một chút. Bạn có thể tăng giảm tùy theo loại gạo hoặc sở thích ăn mềm hay dẻo.
Nếu dùng lại nước ngâm gạo để nấu, nhớ trừ bớt phần nước đó khi đong thêm, tránh cơm bị nhão.
Cuối cùng, cho nước vào nồi cùng gạo, có thể thêm tí muối hoặc lá dứa cho thơm, rồi nấu như bình thường.
3. Sử dụng nồi áp suất khi nấu cơm
Không phải nồi nào cũng nấu gạo lứt ngon. Một chiếc nồi cơm điện có chế độ nấu gạo lứt riêng biệt hoặc nồi áp suất điện tử sẽ là lựa chọn lý tưởng:
- Nồi chuyên biệt giúp kiểm soát nhiệt độ, thời gian ủ và độ sôi đều đặn cho ra nồi cơm mềm, thơm.
- Nồi áp suất nấu nhanh hơn và giữ nguyên chất dinh dưỡng. Đặc biệt phù hợp với người hay bận rộn, không có thời gian ngâm lâu.
- Nếu dùng nồi cơm thường, bạn nên nấu 2 lần nút “cook”, sau đó chuyển sang chế độ giữ ấm thêm 10 phút.
Nồi áp suất giúp nấu cơm gạo lứt ngon và giữ nguyên chất dinh dưỡng
4. Thời gian nấu và ủ cơm
Một điều quan trọng khác là không nên mở nắp nồi giữa chừng. Hãy để quá trình nấu và ủ diễn ra trọn vẹn để giữ hơi nước trong nồi.
Sau khi nồi chuyển sang chế độ giữ ấm:
- Ủ cơm thêm 10–15 phút để hạt gạo hấp thụ nốt hơi nước còn lại.
- Dùng đũa gỗ xới nhẹ để tơi cơm, tránh nát hay bết.
- Cơm sẽ thơm, mềm hơn.
5. Thêm gia vị hoặc nguyên liệu giúp tăng hương vị
Nhiều người chia sẻ rằng ăn gạo lứt thường nhạt. Bí quyết đơn giản là hãy biến cơm gạo lứt có vị ngon hơn nhờ cách sau:
- Thêm lá dứa khi nấu cơm để tăng thêm mùi thơm dịu.
- Thêm một chút dầu hạt lanh ép lạnh hoặc dầu mè không chỉ giúp cơm thơm hơn mà còn giúp bổ sung Omega 3 - cực kỳ phù hợp cho mẹ bầu, người ăn kiêng hoặc ăn thực dưỡng.
- Bạn cũng có thể nấu gạo lứt mix đậu chuẩn thực dưỡng với đậu đen, đậu đỏ lý tưởng cho người theo thực dưỡng hiện đại hoặc ăn chay trường.
Lưu ý khi chọn gạo lứt để nấu cơm ngon
- Khi chọn gạo lứt, hãy ưu tiên chọn gạo lứt nguyên cám, không bị nát vụn. Màu sắc tươi, đều hạt, không bị mùn hay sâu mọt.
- Tránh các loại gạo lứt bị ẩm, mốc hoặc có dấu hiệu cũ (bốc mùi, đổi màu...) vì dễ mất dưỡng chất và ảnh hưởng đến mùi vị khi nấu.
- Nếu bạn ưu tiên yếu tố sức khỏe, nên chọn gạo lứt đỏ hoặc gạo lứt hữu cơ. Đây là hai dòng gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp dùng trong thực dưỡng hàng ngày, ăn kiêng hoặc ăn chay trường.
- Gạo cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tốt nhất là trong hũ kín hoặc túi zip để tránh ẩm mốc, côn trùng xâm nhập.
- Với gạo lứt mix đậu, nên dùng trong 1–2 tháng kể từ ngày mở bao để đảm bảo độ tươi ngon và dinh dưỡng.
Cơm ngon từ gạo ngon, mẹo hay mới phát huy tác dụng
Nếu bạn từng lo lắng vì cơm gạo lứt quá cứng, nhạt nhẽo hay khó ăn, thì nay đã có cách để làm mới trải nghiệm ấy. Chỉ cần biết cách nấu gạo lứt đúng cách, chọn gạo lứt nguyên cám chất lượng, bạn sẽ thấy cơm không những dễ ăn mà còn tốt cho sức khỏe, hỗ trợ giảm cân và thanh lọc cơ thể.
Lá Tía Tô hiểu rằng: "Cơm ngon là từ tâm, gạo sạch là từ gốc". Vậy nên, các sản phẩm như gạo lứt đỏ, gạo lứt huyết rồng, gạo lứt mix đậu… của nhà Lá Tía Tô được tuyển chọn kỹ lưỡng từ vùng trồng sạch, không hóa chất, đóng gói hút chân không tiện bảo quản.
Gạo lứt được đóng gói hút chân không
Cơm gạo lứt mềm dẻo giữ nguyên dưỡng chất
Không chỉ mang đến sản phẩm chất lượng, Lá Tía Tô còn tận tình hướng dẫn trong từng bước nấu, chia sẻ kinh nghiệm thực dưỡng được tích lũy qua nhiều năm.
Bạn có thể chọn mua tại Lá Tía Tô và nhận thêm hướng dẫn nấu gạo lứt đúng cách để mỗi bữa ăn chuẩn thực dưỡng, đủ dưỡng chất.
>>> Đọc thêm bài viết: Vì Sao Người Ăn Chay Thực Dưỡng Chọn Gạo Lứt?